Q&Aよくある質問
MỤC HỎI ĐÁP
-
Về Nơi Ở
Q. Tiền phòng là bao nhiêu?
Với trường hợp nhà thuộc quận Iruma nhà tầm 20~30㎡ giá khoảng 40,000~60,000 Yên. Vì hầu hết bắt buộc phải trả tiền đặt cọc, tiền lễ, tiền bảo hiểm cháy nổ nên khi ký hợp đồng nhà số tiền cần chuẩn bị thường là gấp 4 lần tiền nhà cơ bản.
Q. “Shikikin” (敷金, tiền đặt cọc) và “reikin” (礼金, tiền lễ) là gì?
Shikikin là tiền họ tạm giữ, khi trả phòng họ sẽ dùng số tiền đó để dọn phòng và hoàn lại nếu còn thừa. Reikin là phí thuê nên sẽ không được hoàn lại.
Q. Có cần người bảo lãnh không?
Khi bạn đi thuê phòng trọ, cần thiết phải có người bảo lãnh. Trong truờng hợp không có nguời thân tại Nhật, bạn có thể nhờ tới Công ty Bảo hiểm. Khi tìm phòng trọ, bạn nên kiểm tra xem phòng trọ đó có cho người nước ngoài thuê hay không.
Q. Trường có ký túc xá không?
Trước khi nhập học những bạn nào có nguyện vọng đăng ký ký túc xá thì hãy gửi đơn xin đăng ký và bảng cam kết sớm. Học sinh cùng trường, học cùng nhau, sống cùng nhau thì có thể giúp đỡ nhau được rất nhiều, vì vậy trường học rất khuyến khích việc này.
-
Về vấn đề phí sinh hoạt
Q. Tiền sinh hoạt của học sinh 1 tháng là khoảng bao nhiêu ?
Với sinh viên người nhật thường tự nấu ăn cũng rất tiết kiệm, nhưng bình quân hàng tháng tiêu hết khoảng 120,000 Yên (tiền ăn 25,000 Yên, tiền nhà 55,000 Yên, tiền điện 10,000 Yên, tiền mạng 10,000 Yên, tiền tiêu vặt 10,000 Yên, tiền tiêu tạp phí 10,000 Yên).
Q. Tiền làm thêm được khoảng bao nhiêu/giờ?
Khoảng 1,000 yên. Vì với tư cách học sinh các bạn chỉ có thể làm 1 tuần 28 tiếng nên nếu chỉ có làm thêm thì không thể đủ chi phí sinh hoạt. Nếu vi phạm luật sẽ bị trục xuất. Khác với lúc trước, chính phủ Nhật Bản đã có thể điều tra được giờ làm của du học sinh. Đừng nghe lời xấu của các anh chị đi trước mà hãy chuẩn bị đủ số tiền tiết kiệm sang Nhật.
-
Về vấn đề học lên
Q. Hỗ trợ và định hướng việc thi lên các trường tiếp theo... ?
Khi đi thi các kỳ thi thì năng lực tiếng nhật là vô cùng quan trọng. Trong tiết học thường luôn tổ chức thi thử liên tục, các bài tập về các cuộc thi cho du học sinh và kỳ thi năng lực tiếng nhật. Bên cạnh đó trường cũng cung cấp nhiều thông tin về các trường đại học, cao học, mở những buổi hướng dẫn về việc học lên, hướng dẫn viết đơn nguyện vọng, kế hoạch nghiên cứu, cách viết tiểu luận, cách đi phỏng vấn. Và cứ định kỳ 3 tháng 1 lần trường sẽ tổ chức buổi nói chuyện với từng cá nhân một, nói chuyện và cũng như giúp đỡ giải quyết những khó khăn của từng bạn.
Q. Hãy giới thiệu cho tôi trường có học phí rẻ, ở gần, dễ xin nhập học.
Trường rẻ và dễ vào là những trường có số giờ dạy ít, và nội dung giảng dạy cũng sơ sài. Tốn thời gian và tiền bạc, không trang bị được điều gì cho bản thân và dẫn đến việc về nước.
Nhật bản có khoảng 800 trường đại học, ngoài tokyo ra những vùng khác cũng có rất nhiều trường học tốt. Không phải là tìm trường rẻ, mà là tìm trường mình muốn theo học,và mình muốn học gì từ đó.
Q. Muốn đỗ trường đại học nổi tiếng cần học những gì?
Cần thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng nhật n1, và đạt 350 điểm trong kì thi dành cho du học sinh muốn vào đại học của nhật bản. Cần nhớ khoảng 2,000 chữ hán, hãy dùng tiếng Nhật kể cả trong suy nghĩ. Bên cạnh đó các trường đại học nổi tiếng cần có vốn tiếng anh, các môn tổng hợp, toán học, nhiều trường cũng áp dụng thêm ngôn ngữ khác ngoài tiếng nhật trong các kỳ thi. Vì vậy trước khi đến nhật bạn cũng nên học tập thật tốt kiến thức về tiếng anh và toán học để biết cụ thể về các môn thi của các trường các bạn hãy truy cập vào trang chủ của trường đó.
Q. Tôi nghiên cứu cái gì cũng được, vào trường cao học nào cũng được. Tôi có thể vào cao học được không?
Không thể. Trường cao học của nhật bản là trường dành cho người tự học và nghiên cứu. Những người nào có mục đích không rõ ràng thì trong kì thi phỏng vấn sẽ bị đánh trượt. Và bạn không thể được vào phòng nghiên cứu nếu như khác với lĩnh vực bạn đã học ở đất nước của bạn.
Q. Học phí của trường đại học và cao học là bao nhiêu?
Trường đại học quốc gia thì khoảng 820,000 Yên (tiền học 1 năm + tiền nhập học). Trường tư lập thì khoảng 1,200,000~1,500,000 Yên. Trước khi đăng ký thi cần phải có bản photo của sổ ngân hàng (chứng minh số dư trong sổ ngân hàng). Hãy mang số tiền vừa đủ đến nhật để đảm bảo việc học không bị gián đoạn.
Về kỳ thi năng lực tiếng nhật (JLPT)
Q. Kỳ thi năng lực tiếng nhật là gì?
Dựa trên tiêu chuẩn của quốc tế và hiệp hội giáo dục của nhật bản năng lực tiếng nhật tạo thành 1 kỳ thi mang tên viết tắt là JLPT (The Japanese Language Proficiency Test). Cuộc thi này chia làm 5 cấp độ, trình độ cao nhất là N1. Trình độ N3 là trình độ trung bình có khả năng giao tiếp thông thường và có thể đủ để diễn đạt điều mình muốn nói. Trình độ N2 là trình độ khá cao có thể đủ để nói chuyện với người nhật mà không có trở ngại gì. Trình độ N1 là trình độ cao nhất có thể hiểu rõ nghĩa về cả những văn cảnh hay những từ mang tính trừu tượng cao.
Q. Để tiếp tục học lên trình độ cao hơn chúng ta có cần thi năng lực tiếng nhật không?
Đối với cao học cần N1, đối với đại học cần N2. Bên cạnh đó vì khi học đại học chúng ta học cùng với người nhật nên đối với trình độ N2 sau khi học cao lên thì sẽ gặp nhiều khó khan. Nhiều trường còn giảm học phí cho người có bằng năng lực tiếng nhật N1. Để tương lai chúng ta có thể tìm được công việc tốt chúng ta cần thi đỗ trình độ tiếng nhật N1, hãy cùng nhau hướng tới trình độ tiếng nhật N1.
-
Đối với cuộc thi dành cho du học sinh (EJU)
Q. Cuộc thi dành cho du học sinh là cuộc thi gì?
Là cuộc thi dành cho các bạn du học sinh nước ngoài có ý định thi vào các trường đại học của nhật bản, gọi tắt là EJU (The Examination for Japanese University Admission for International Students) là kỳ thi đánh giá tổng quát về 4 môn năng lực tiếng nhật và môn xã hội tổng hợp, toán học, môn tự nhiên. Những học sinh có nguyện vọng thi đại học đều phải thi cuộc thi này.
Q. Những người muốn thi vào cao học có cần thi cuộc thi này không?
Phần lớn các trường cao học không cần đến cuộc thi này. 1 số trường (ví dụ: trường đại học Saitama) yêu cầu đến kết quả của phần thi dành cho du học sinh, các bạn hãy nhanh chóng quyết định trường cao học mà mình muốn vào, và hãy tìm hiểu thật kỹ những môn thi của trường cao học đó.
-
Về vấn đề bảo hiểm quốc dân
Q. Có bắt buộc phải tham gia hay không?
Vâng. Đối với du học sinh thì việc tham gia bảo hiểm là quyền lợi và là nghĩa vụ. Chúng ta tham gia bảo hiểm khi đi bệnh viện thì chỉ cần đóng 30% số tiền trong tổng số tiền phải trả. Tiền bảo hiểm dựa theo thu nhập của người đó và mỗi vùng có một mức giá khác nhau.với du học sinh thì thông thường mỗi 1 người mất khoảng 1,200 Yên~1,400 Yên.
-
Về Nenkin (年金; tiền hưu trí)
Q. Có bắt buộc phải tham gia hay không?
Đối với người trên 20 tuổi thì việc tham gia đóng tiền hưu trí là bắt buộc cho dù là du học sinh. Mỗi 1 tháng cơ bản khoảng 16,340 yên (năm 2018). Nếu đóng liên tục trong vòng 10 năm thì đến khi về già có thể nhận lại số tiền lương hưu đó từ nhà nước.
Q. Nếu không thể trả khoản tiền đó thì sao?
Đối với học sinh thì có chế độ đặc biệt, có thể xin miễn trừ khoản tiền đó, các bạn hãy đến trung tâm hành chính của quận, huyện nơi các bạn đang sinh sống để làm đơn.
Q. Nhưng trong vòng 10 năm có ý định về nước…
Khi các bạn về nước thì số có thể nhận lại một phần nào đó trong khoản tiền đã đóng. Nếu trong tương lai các bạn nào có ý định hoặc có khả năng làm việc tại nhật bản thì không nên xin rút số tiền này. Bên cạnh đó các bạn vẫn có thể đóng tiền hưu trí dù đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Để biết cụ thể các bạn hãy truy cập vào trang web (cơ cấu tiền hưu trí nhật bản) xác nhận thông tin tại đó.
日本年金機構(Japan Pension Service / Cơ cấu tiền hưu trí nhật bản): http://www.nenkin.go.jp/international
※ Trang chủ đã được làm bằng tiếng Nhật và dịch sang các thứ tiếng khác. Trường hợp các thứ tiếng khác ý chuyển hơi khác nội dung thì ưu tiên phiên bản tiếng Nhật.